Cạo vôi răng có đau không? Có gây hại men răng không?

Cạo vôi răng có đau không? Có gây hại men răng không?

Theo kinh nghiệm của các Nha sĩ, mối quan tâm lớn nhất của bệnh nhân trước khi thực hiện cạo vôi răng là câu hỏi: “Cạo vôi răng có đau không?”. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi và đưa ra những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện dịch vụ điều trị viêm lợi này.

Vì sao phải cạo vôi răng?

Ngay cả khi bạn dùng chỉ nha khoa và đánh răng ngày 3 lần, các mảng bám cũng sẽ có cơ hội xuất hiện và lâu ngày tích tụ thành cao răng. Nếu không được xử lý kịp thời, cao răng sẽ không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng:

Hôi miệng
Viêm nha chu
Men răng bị phá hủy
Chảy máu chân răng
Răng ê buốt khi ăn đồ nóng/ lạnh
Tụt nướu
Răng lung lay

Cạo vôi răng có gây hại men răng không?

Cạo vôi răng sẽ không gây tổn hại men răng nếu bạn thực hiện theo chỉ định của bác sĩ là mỗi 6 tháng/ lần. Cạo vôi răng quá nhiều sẽ làm tổn hại men răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng tác hại của cạo vôi răng là khiến chân răng yếu đi, làm răng dễ bị lung lay. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm! Thực tế, lấy sạch cao răng còn loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho răng, giúp bảo vệ chân răng.

Chẳng những vậy, một khi các mảng bám được loại bỏ sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ngụ, giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng…

Cạo vôi răng có đau không?

Trong quá trình cạo vôi răng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ sóng siêu âm có đầu rất nhỏ để đi vào các ngóc ngách của răng. Dụng cụ này có khả năng phát ra sóng siêu âm và tạo độ rung (không ảnh hưởng đến men răng) để cao răng vỡ ra từ từ. Đồng thời, một đầu khác xịt nước nhằm rửa trôi các miếng cao vừa vỡ ấy.

Có nhiều yếu tố quyết định đến việc cạo vôi răng có đau không, chẳng hạn như:

Tình trạng răng miệng của bệnh nhân: Nếu bạn đang bị ê buốt răng hoặc mắc một số bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu… chắn chắn khi cạo vôi răng sẽ thấy hơi tê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

Cao răng nhiều hay ít: Đối với các mảng bám ở thân răng, việc lấy sẽ rất nhanh chóng và không gây ê buốt. Ngược lại, với những cao răng cứng đã hình thành lâu ngày, thậm chí bám chặt dưới nướu răng gây viêm, quá trình lấy có thể gây ê buốt nhưng sau vài ngày sẽ biến mất.

 

Tay nghề của bác sĩ: Các nha sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ lấy cao răng rất nhẹ nhàng, khiến bạn không hề cảm thấy đau nhức.

Dụng cụ lấy vôi răng: Hiện nay, dụng cụ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm đang rất được ưa chuộng, không gây đau hay ê buốt cho bệnh nhân, lại an toàn tuyệt đối với cơ thể. Ngoài ra còn có dụng cụ lấy cao răng thủ công, song nó có khuyết điểm là không kiểm soát được chính xác lực tác động lên răng, dễ dẫn tới tổn thương nướu, chảy máu và ê buốt răng.

Nên cạo vôi răng bao lâu một lần?

Tùy theo sức khỏe răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên cạo vôi răng bao lâu một lần:

Sức khỏe răng miệng tốt và thường xuyên dùng chỉ nha khoa, chải răng đúng cách, cao răng hình thành ít: 6 tháng – 1 năm/ lần.
Men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng thức ăn dư thừa, thường xuyên ăn đồ ngọt, hút thuốc lá: 3 – 4 tháng/ lần.
Những lưu ý sau khi cạo vôi răng
Dù bác sĩ có khéo léo cỡ nào, dụng cụ hiện đại đến đâu, răng bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng nhạy cảm, đau nhức nhẹ sau khi cạo vôi. Vì thế, bạn cần chăm sóc răng miệng chu đáo hơn trong vài ngày đầu:

Không ăn đồ ăn/thức uống quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tổn hại men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
Không hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê hay những loại thức uống chứa axit như trà, nước ngọt…
Ăn nhiều thực phẩm giúp làm sạch răng tự nhiên như táo, dâu tây, rau súp lơ, xà lách…
Đánh răng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn bất cứ thứ gì để loại bỏ mảng bám.
Chải răng đúng cách: theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh chải theo phương ngang kẻo làm mòn men răng.
Khám răng định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm