Cạo vôi răng là gì? Vì sao nên cạo vôi răng?
Ai cũng từng phải đối mặt với những mảng bám, vôi răng đáng ghét. Có cách nào ngăn ngừa sự hình thành của chúng, và làm sao loại bỏ chúng một cách triệt để?
Mảng bám không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự mất đi. Dù bạn có đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, có kế hoạch chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, những mảng thức ăn thừa vẫn tích tụ trên răng bạn, lâu ngày tạo thành mảng bám. Nếu bạn vẫn băn khoăn có nên cạo vôi răng không? Câu trả lời là có, thậm chí các nha sĩ còn khuyên bạn nên cạo vôi răng mỗi 6 tháng/ lần.
Mảng bám, vôi răng là gì?
Về mặt kỹ thuật, mảng bám là một màng sinh học của vi khuẩn siêu nhỏ. Nói một cách đơn giản, mảng bám là một lượng lớn vi khuẩn tích tụ lại cùng nhau. Nghĩa là, sau một thời gian nhai và cắn thức ăn, trên răng sẽ xuất hiện mảng bám.
Do không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, những mảng bám này sẽ được một hợp chất có tên là calcium phosphate có trong nước bọt tác động lên, làm cho chúng đông cứng lại và bám chặt vào răng.
Nhiều người thắc mắc tại sao họ đánh răng ngay sau bữa ăn mà vẫn không loại bỏ được mảng bám hoàn toàn. Đó là do sau khi bạn đánh răng, một lớp nước bọt có chứa glycoprotein bắt đầu tích tụ. Những glycoprotein này giúp bảo vệ răng bạn, nhưng đồng thời cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn bám vào màng bao quanh.
Tiếp theo đó, oxy thúc đẩy sự phát triển và sinh sản của những vi khuẩn đầu tiên trên màng này, dẫn đến sự hình thành của mảng bám.
Vôi răng không có màu sắc cố định. Tuy nhiên, chúng thường có màu vàng nhạt hoặc cam khi mới hình thành, về sau chuyển sang màu đen và bám chặt vào chân răng. Các mảng bám cứng (hình thành xung quanh viền nướu, có thể dẫn đến sưng) cũng có màu sắc tương tự, chỉ là nó khó loại bỏ hơn mảng bám thông thường.
Tại sao phải cạo vôi răng?
Vôi răng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như:
Viêm nha chu (với các biểu hiện nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, tụt nướu, tiêu xương ổ răng, làm răng lung lay).
Hơi thở nặng mùi.
Là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate như streptococcus mutans, lactobacilli… tạo ra axit gây sâu răng.
Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn đồ quá nóng/lạnh.
Tụt nướu, làm răng lung lay.
Gián tiếp gây ra các bệnh ở miệng và họng như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, lở miệng…
Phá hủy men răng khi cao răng tích tụ quá nhiều.
Do đó, cần phải thường xuyên cạo vôi, đánh bóng răng để tránh tình trạng này. Không nên đợi đến khi vôi răng hình thành mới đến gặp nha sĩ. Bởi lẽ, khi răng xuất hiện mảng bám tức là đã bị tổn thương. Khoảng thời gian lý tưởng giữa các lần cạo vôi răng là 6 tháng (3-4 tháng đối với những người bị bệnh nha chu nặng).
Những ai không nên cạo vôi răng?
Cạo vôi răng là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không phù hợp với ba đối tượng như sau:
Người đang có bệnh lý về răng miệng: Nếu đang có một hay nhiều cái răng sâu cần trám/nhổ, bạn nên xử lý chúng trước rồi mới tính đến chuyện cạo vôi răng.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt: Trước ngày kinh nguyệt, nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể bạn tăng cao, có thể gây sưng và viêm nướu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lấy cao răng (làm bạn đau đớn hơn bình thường, nướu răng dễ sưng và chảy máu).
Trẻ em dưới 6 tuổi: Vôi răng rất ít xảy ra ở răng sữa, thường chỉ khi nào mọc răng vĩnh viễn mới có cao răng. Cho nên đối với trẻ em dưới 6 tuổi, phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho bé tại nhà. Nếu thấy răng miệng trẻ bất thường, hãy đưa trẻ tới khám tại các cơ sở nha khoa chuyên khoa nhi.
Quy trình cạo vôi răng tại nha khoa
Tất cả các biện pháp nhằm loại bỏ cao răng tại nhà là cần thiết nhưng không thể thay thế cách làm chuyên nghiệp của các nha sĩ. Bởi lẽ, bề mặt của cao răng thô ráp và gây khó khăn cho việc loại bỏ mảng bám bằng bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa.
Tại các phòng khám nha khoa, như Nha Khoa Hải (Hải Dental Clinic), có đủ dụng cụ cần thiết để loại bỏ mảng bám và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bạn. Nha Khoa Hải cũng có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, sẽ tạo cho bạn cảm giác an tâm khi thực hiện dịch vụ điều trị viêm lợi tại đây.
Sau khi lấy vôi răng xong, bạn sẽ được đánh bóng răng, giúp răng sáng hơn và ngăn ngừa vôi răng quay trở lại.
Sau khi cạo vôi răng nên làm gì?
Khá nhiều người gặp phải tình trạng ê buốt sau khi cạo vôi răng. Nguyên nhân có thể là do nền răng không tốt hoặc tay nghề bác sĩ kém chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn một nguyên nhân đáng chú ý khác, đó là bạn chưa có chế độ chăm sóc tốt.
Thế nên, sau khi cạo vôi răng cần kiêng cữ những điều sau, vừa giúp răng chắc khỏe vừa ngăn chặn mảng bám nhanh chóng quay trở lại:
Không ăn đồ ăn/thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
Tránh ăn các thực phẩm như nước nước tương, mù tạt… cũng như thức ăn quá mềm hoặc dính.
Uống nhiều nước sau khi cạo vôi răng.
Uống nhiều nước sau khi ăn để cuốn trôi mảng bám.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót lại trong răng.
Ăn các thực phẩm có khả năng làm sạch răng miệng như táo, dâu tây, súp lơ, cà rốt…
Ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám, vôi răng
Cách tốt nhất chống lại mảng bám là đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Việc làm này giúp kéo dài thời gian hình thành vôi răng, nếu có cũng chỉ ở mức độ nhẹ.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột cũng như các thực phẩm có đặc tính dính, dễ bám trên bề mặt răng (như kẹo dẻo, kẹo kéo, mè xửng…). Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng nhiều bữa nhỏ/ngày, mỗi bữa gồm các món ăn vặt cũng thúc đẩy sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng, gây ra tình trạng cao răng. Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những bệnh răng miệng và có phương pháp điều trị hợp lý.
Cách loại bỏ mảng bám tại nhà
Khi chưa gặp phải tình trạng mảng bám nghiêm trọng, bạn có thể tự loại bỏ vôi răng bằng cách:
Đánh răng và dùng chỉ nha khoa: Đánh răng trong ít nhất 3 phút, sau khi ăn khoảng 30 phút. Lưu ý chải theo chiều dọc của răng để làm sạch mảng bám đọng lại trên vùng kẽ giữa hai răng. Không chải theo phương ngang vì sẽ làm mòn cổ răng. Nên sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, giúp bảo vệ men răng và ngừa sâu răng. Đối với chỉ nha khoa, sử dụng ngay sau khi ăn.
Bỏ hẳn thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy những người làm bạn với khói thuốc mỗi ngày tích tụ cao răng nhiều hơn so với người không hút. Cai thuốc, tức là bạn đã gián tiếp bảo vệ răng và nướu rồi đấy!
Nếu có thể, hãy sử dụng bàn chải đánh răng điện. Vì cao răng hình thành từ mảng bám còn sót lại trên răng, bàn chải điện được thiết kế đặc biệt nhằm loại bám dễ dàng.
Dùng baking soda làm kem đánh răng: Baking soda có đặc tính mài mòn, giúp tẩy sạch mảng bám hiệu quả. Bạn pha hỗn hợp gồm nước, baking soda và một chút muối rồi sử dụng hàng ngày.
Đánh bay mảng bám bằng các nguyên liệu sẵn có như vỏ cam, hỗn hợp gel lô hội pha với nước, baking soda và nước cốt chanh.
Việc nhai rau sống cũng giúp làm sạch răng với kết quả không ngờ.
Mảng bám/vôi răng xảy ra với tất cả mọi người. Bạn không thể triệt tiêu chúng hoàn toàn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa sự hình thành của chúng. Sau khi chăm sóc da mặt mỗi tối, bạn hãy cộng thêm 5 phút để chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nụ cười tươi cùng hàm răng trắng đều sẽ là công cụ giúp bạn tỏa sáng mọi nơi.