Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Cách chữa?

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Cách chữa?

Răng sứ mang lại cho bạn hàm răng trắng đều tự nhiên nhưng sau vẻ đẹp ấy thì vẫn tồn tại nỗi lo xuất hiện mùi hôi khó chịu sau khi bọc răng. Thực ra thì việc bọc răng sứ có hôi miệng không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ kỹ thuật bọc răng đến chất liệu hay cách vệ sinh răng miệng,…

Nguyên nhân hôi miệng khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể khiến kết quả răng sứ không được như mong muốn, gây ra triệu chứng hôi miệng. Hoặc trong nhiều trường hợp, chăm sóc răng không đúng cách sau khi bọc răng sứ sẽ khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.

Gắn sai kỹ thuật: Nếu nha sĩ thực hiện phục hình răng sứ mà tính toán sai tỷ lệ sẽ dễ tạo ra khe hở. Khi mão răng không khít với nướu do quá rộng hay lệch thì thức ăn có nhiều khả năng bị kẹt lại, lâu ngày sẽ gây hôi miệng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Chất liệu răng kém chất lượng: Chất liệu làm răng sứ, đặc biệt là các loại răng sứ có sườn kim loại kém chất lượng sau một thời gian sẽ bị tác động dưới sự kích ứng của axit và vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, chất liệu làm răng sẽ bị oxy hóa gây nên mùi hôi.
Chưa điều trị các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, mảng bám là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng hôi miệng. Hãy đảm bảo rằng bạn đã xử lý các bệnh này trước khi bọc răng sứ.
Vệ sinh răng miệng kém: Sau khi bọc răng sứ nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên thì thức ăn bị kẹt lại trong khu vực bọc răng sứ, khiến bạn bị hôi miệng.

Cách chữa hôi miệng khi bọc răng sứ

Để khắc phục tình trạng hôi miệng khi bọc răng sứ, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, từng trường hợp sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả:

1. Chất lượng răng sứ:
Răng sứ kim loại được phủ hoàn toàn bằng sứ bên trong có bọc 1 lớp kim loại. Răng sứ kim loại có chi phí thấp nhưng dễ gây phản ứng không tốt cho người dùng vì phần kim loại sau nhiều năm sẽ bị oxy hóa khiến chân răng có viền đen và sứt mẻ, về lâu dài răng bị sâu nặng và tình trạng hôi miệng sẽ xuất hiện. Bạn sẽ phải thay thế bằng loại vật liệu răng sứ khác có tính tương thích với cơ thể tốt hơn như răng toàn sứ, răng sứ titan,..

Răng sứ Titan có lớp sườn bọc bên trong được làm bằng hợp kim titan và phần phủ bên ngoài được làm toàn bằng sứ. Titan là chất liệu an toàn cho cơ thể và không gây ra bất kỳ phản ứng nào. Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng răng sứ titan thì vùng nướu chân răng bị thâm, bạn nên giữ vệ sinh răng và thay răng mới để tránh tình trạng răng bị sâu gây hôi miệng.

Nếu như bạn có điều kiện thì nên lựa chọn răng toàn sứ vì Răng toàn sứ có màu sắc tự nhiên giống như răng thật, chịu lực tốt, độ bền cao, đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng

2. Do gắn sai kỹ thuật:
Quy trình bọc răng sứ tại các nha khoa rất quan trọng. Nếu chẳng may phần bọc răng của bạn bị hở, tạo thành các lỗ nhỏ thì đây chính là cơ hội mảng bám vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng và sâu răng. Với trường hợp này, nha sĩ sẽ tháo ra và gắn lại mão răng sao cho ôm sát vào trụ răng. Trường hợp nặng hơn, nha sĩ sẽ phải tiến hành lấy dấu răng lại từ đầu và làm một mão răng mới.

3. Do bệnh lý răng miệng:
Để điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng, nha sĩ sẽ phải tháo mão răng sứ ra.

Để chữa hôi miệng khi bọc răng sứ, bước đầu tiên cơ bản nhất bạn nên thực hiện là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp chữa chứng hôi miệng:

Vệ sinh răng miệng: đánh răng 2-3 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
nhai gum để vệ sinh răng tư nhiên: Nước sẽ giúp rửa trôi các thức ăn và vi khuẩn kẹt lại trong kẽ răng.
Nhai kẹo cao su: Các loại kẹo cao su không đường, kẹo bạc hà có chứa xylitol cũng sẽ kích thích nước bọt tiết ra, giúp vệ sinh khoang miệng tự nhiên.

Uống nước chanh: Chanh có lượng axit cao, có thể khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể pha một chút nước cốt chanh hòa với mật ong để uống hoặc súc miệng với nước chanh và muối hàng ngày để giữ hơi thở thơm mát.
Hạn chế các thực phẩm gây mùi: Các thực phẩm gây mùi nặng như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,.. cần được hạn chế ở mức tối đa.
Kiểm tra răng miệng: Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà mà tình trạng hôi miệng vẫn chưa được cải thiện, bạn nên đến nha sĩ ngay để kiểm tra chỗ bọc răng sứ. Nếu có vấn đề, nha sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh chỗ bọc răng sứ hoặc làm lại răng mới để khắc phục các khuyết điểm từ kỹ thuật làm răng sứ trước đó.

Cách phòng ngừa hôi miệng khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ cho đến nay vẫn là một kỹ thuật có tính an toàn cao, ít để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động phòng ngừa hôi miệng và đảm bảo chất lượng răng sứ tốt nhất.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên đánh răng đủ 3 lần mỗi ngày và súc miệng sạch sẽ để vệ sinh răng và khoang miệng. Sau khi ăn xong, hãy dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn tận sâu trong các kẽ răng, đặc biệt là vùng răng bọc sứ.

2. Kiểm tra răng định kỳ
Dịch vụ kiểm tra răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần sẽ giúp bạn kiểm tra những bất thường trên răng miệng và điều trị kịp thời những vấn đề nếu có đối với răng sứ.

3. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín
Trong nha khoa nói chung và nha khoa thẩm mỹ bọc răng sứ nói riêng, công nghệ và yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định quan trọng. Do đó, bạn nên đến trung tâm làm răng có công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao để được tư vấn và thực hiện kỹ thuật làm răng sứ tốt và an toàn nhất.

Nếu bạn vẫn còn trăn trở với câu hỏi bọc răng sứ có bị hôi miệng không thì hãy giúp bản thân giải tỏa lo lắng bằng cách chọn làm răng sứ tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Công nghệ làm răng sứ tiên tiến tại Nha Khoa HẢI sẽ cho bạn hàm răng sứ có độ bền cao và loại bỏ các vấn đề về hôi miệng, giúp giảm thiểu các tác hại khi bọc răng sứ.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm