Làm sao để ngăn ngừa răng hô sau khi niềng?

Làm sao để ngăn ngừa răng hô sau khi niềng?

Để điều trị răng hô, phương pháp niềng răng được sử dụng khá phổ biến mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều người sau khi niềng lại mắc phải tình trạng “răng chạy” và bắt đầu tái phát và hô răng trở lại.

Niềng răng là giải pháp sử dụng dụng cụ nha khoa để điều chỉnh răng đúng vị trí, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và nụ cười tự tin cho khuôn mặt. Bạn hãy cùng tìm hiểu vì sao răng bị hô sau khi niềng và cách ngăn ngừa tình trạng này với những thông tin dưới đây nhé!

Nguyên nhân răng hô sau khi niềng
Tình trạng răng hô sau khi niềng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Bác sĩ không đủ chuyên môn
Chi phí mua một bộ dụng cụ niềng răng thường không quá cao, chi phí niềng răng chủ yếu nằm ở chuyên môn của bác sĩ. Nắm bắt tâm lý người bệnh, nhiều nha khoa đưa ra mức chi phí niềng răng khá rẻ so với giá thành chung, nhưng tay nghề bác sĩ lại không đạt yêu cầu. Điều này dẫn đến hàm răng không đạt như mong muốn. Thêm vào đó là sự đánh giá sai lệch về thời gian tháo niềng, khiến răng dễ bị hô lại sau khi niềng.

2. Tháo niềng quá sớm
Niềng răng mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Tình trạng răng trước niềng
Phương pháp niềng răng
Cách chăm sóc răng miệng
Mức độ tái khám định kỳ
Việc tháo niềng răng trước thời hạn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như tháo tạm thời để đi du học, đám cưới, bác sĩ không có chuyên môn, trách nhiệm để đánh giá tình trạng răng… Điều này không chỉ khiến răng bị hô trở lại mà còn khiến cho hàm răng bị xô lệch, hay thậm chí có thể gây biến dạng khuôn mặt do sai khớp cắn.

3. Không đeo hàm duy trì thường xuyên
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hô răng trở lại sau khi niềng. Nhiều người lầm tưởng rằng hàm răng đã ổn định sau khi kết thúc quá trình niềng răng, thế nhưng điều này là chưa đúng. Hàm răng vẫn chưa đạt được độ bền vững cao nhất và hoàn toàn có thể bị xô lệch, trở lại vị trí ban đầu dưới tác động của lực nhai, cắn. Tác dụng của hàm duy trì là để răng được ổn định ở vị trí mới, hạn chế những nguy cơ xô lệch sau niềng răng.

Tình trạng răng hô sau khi niềng do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau như lão hóa theo tuổi tác, cách nhai thức ăn… Tuy nhiên, 3 nguyên nhân trên đây chính là những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất và có thể ngăn ngừa được. Vì thế, bạn cần lưu ý để tránh gặp phải tình trạng răng hô trở lại sau khi niềng.

Cách ngăn ngừa răng hô sau khi niềng
Bạn cần ghi nhớ 2 điều sau đây để phòng ngừa răng hô sau khi niềng bao gồm:

Đeo hàm duy trì theo hướng dẫn
Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ đưa yêu cầu bạn đeo hàm duy trì để giúp giữ răng ở vị trí mới ổn định, hạn chế trường hợp răng chạy về vị trí cũ.

Thời gian đeo
Thông thường thời gian đeo hàm duy trì sẽ dao động từ 6 – 12 tháng. Từ 3 – 6 tháng đầu bạn có thể phải đeo từ 12 – 20 giờ mỗi ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, bạn có thể chuyển sang đeo ban đêm. Trong một số trường hợp sau 12 tháng đeo hàm duy trì, bạn có thể đeo thêm khoảng 3 – 4 ngày mỗi tuần vào ban đêm.

Quá trình đeo hàm duy trì có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố tùy thuộc vào tình trạng răng, độ tuổi… Trong thời gian đeo, bạn cần khám định kỳ để được theo dõi, xác định mức độ ổn định của hàm răng. Thời gian đeo hàm duy trì cũng phụ thuộc vào cách ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng.

Vệ sinh hàm duy trì
Hàm duy trì có thể tháo lắp khá dễ dàng, vì thế bạn nên vệ sinh dụng cụ này mỗi ngày. Bạn có thể xử lý bằng cách rửa qua với nước lạnh, làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng. Điều này sẽ giúp làm sạch các chất bẩn, mảng bám thức ăn và hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn. Bạn tránh không nên rửa hàm duy trì bằng nước nóng vì có thể gây biến dạng nhựa.

Chăm sóc sau khi tháo niềng răng
Bên cạnh việc đeo hàm duy trì đều đặn. bạn cần chú ý một số yếu tố như:

Từ bỏ thói quen xấu: Người niềng răng nên bỏ các thói quen như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, hút thuốc lá, uống rượu bia… Đây là những thói quen xấu khiến cho răng của bạn dễ bị xô lệch sau khi niềng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và tổng thể.
Cách ngăn ngừa răng hô sau khi niềng

Tái khám định kỳ: Một trong những cách chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng tốt nhất là khám răng định kỳ. Bạn nên tái khám định kỳ khoảng 4 – 6 tháng để được theo dõi sát sao tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý vấn đề bất thường.

Lựa chọn thực phẩm tốt: Sau khi tháo niềng, răng của bạn còn yếu và chưa ổn định, vì thế bạn nên chọn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng như các loại thịt cá, rau củ, trái cây, ngũ cốc thô. Và lưu ý tránh các thực phẩm dai cứng, nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh.
Hàm răng của bạn có duy trì được sự đều đẹp hay không tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc răng và lựa chọn nha khoa uy tín. Một dịch vụ niềng răng phải mất đến 2 – 3 năm để có thể hoàn thành, vì thế bạn đừng vì sự chủ quan không đeo hàm duy trì mà phá hủy đi kết quả chờ đợi của mình nhé!

Niềng răng hô tại Nha Khoa HẢI (Hải Dental Clinic) với đội ngũ nhân viên bác sĩ, nha sĩ có tay nghề chuyên môn cao và sự tận tâm mang lại nụ cười tự tin và rạng rỡ cho bạn:

Răng đều đẹp trong thời gian ngắn
Giữ vững sự ổn định của răng khi đã tháo niềng
Chăm sóc định kỳ, bảo hành răng sau khi tháo niềng
Bên cạnh đó là máy móc hiện đại giúp chụp hình ảnh hàm răng chính xác để đưa ra phương pháp chỉnh nha hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm