Viêm lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nướu răng có nhiệm vụ che chở, bảo vệ và giữ cho chân răng được chắc chắn, như một tấm khiên của răng. Vậy, sức khỏe răng miệng sẽ ảnh hưởng thế nào khi tấm khiên này bị tổn hại?

Viêm lợi là gì?

Cơ quan răng bao gồm hai thành phần: răng và tổ chức quanh răng. Lợi (nướu) là một trong những tổ chức quanh răng, có trách nhiệm bảo vệ răng khỏi hư tổn. Lợi được xem là khỏe mạnh khi có màu hồng nhạt, săn chắc, không sưng, không chảy máu.

Khi lợi chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm tức là đã có dấu hiệu viêm nhiễm. Nếu kèm theo cao răng, sưng lợi, chảy máu lợi và hơi thở có mùi hôi thì chứng tỏ tình trạng viêm lợi của bạn đã ở mức “đáng báo động”. Nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách, lợi sẽ càng tổn thương trầm trọng, lâu dần dẫn đến viêm nha chu và rụng răng.

 

Nguyên nhân gây viêm lợi

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến mảng bám tích tụ gây ra cao răng.
Vi khuẩn ẩn chứa trong các ổ răng.
Ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột.
Nghiện rượu, thuốc lá.
Người bị bệnh tiểu đường.

Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh viêm lợi?

Không chỉ do thói quen vệ sinh răng miệng kém, những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn như:

Người bệnh tiểu đường: hàm lượng đường trong nước bọt cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo thành mảng bám và gây ra viêm lợi.
Phụ nữ mang thai: sự thay đổi hormone khi mang thai làm giảm khả năng miễn dịch của lợi trước sự tấn công của vi khuẩn, dẫn đến viêm lợi.
Người mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như bạch cầu, HIV,…
Người thiếu các dưỡng chất cần thiết như vitamin C, vitamin PP,…

Biến chứng khi bị viêm lợi

Người bị viêm lợi thường trải qua hai giai đoạn của bệnh:

Viêm lợi cục bộ: giai đoạn nhẹ, không gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Lúc này tuy lợi sưng đỏ nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng. Bệnh ở giai đoạn này khá dễ trong việc điều trị.

Viêm cận răng: nếu không chữa trị đúng cách, lợi sẽ bị tụt xuống làm lộ chân răng, xương hàm bị phá hủy, răng không còn chỗ bám và cuối cùng rụng ra.

Nguy hiểm hơn, viêm lợi còn gây ra nhiều biến chứng khác:

Viêm lợi trong thời gian dài dẫn đến viêm nha chu, lan đến các mô và xương, có thể gây rụng răng.
Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong tróc, miệng khô do thiếu vitamin A.
Làm tăng nguy cơ đột quỵ, viêm phổi, đau tim.

Điều trị viêm lợi tại nhà

Có những cách chữa viêm lợi đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Chúng đem lại hiệu quả khá cao, đặc biệt thích hợp với những trường hợp viêm lợi cục bộ:

1. Súc miệng bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi. Ngoài ra, súc miệng bằng dầu dừa còn giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.

2. Súc miệng bằng tinh dầu sả
Tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine. Nên pha loãng tinh dầu để không gây kích ứng cho lợi.

3. Súc miệng bằng lô hội (nha đam)
Không cần pha loãng lô hội, dung dịch nguyên chất 100% của lô hội có hiệu quả tương đương với dung dịch có chất chlorhexidine, giúp giảm mảng bám và viêm lợi.

4. Súc miệng bằng nước lá ổi
Từ lâu, nhiều người đã dùng lá ổi để chữa hôi miệng. Nước súc miệng lá ổi cũng có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật, giúp kiểm soát việc hình thành mảng bám, giảm viêm lợi, giảm đau và cho hơi thở thơm mát hơn.

5. Chữa viêm lợi bằng mật ong
Với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng, mật ong giúp điều trị viêm lợi rất hữu hiệu. Các hoạt chất có trong mật ong sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, trả lại cho lợi sự săn chắc, bớt sưng viêm.

6. Chữa viêm lợi bằng nước cốt chanh
Đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Hơn nữa, chanh chứa vitamin C, có thể giúp nướu răng chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng.

7. Chữa viêm lợi bằng gel nghệ
Nghiên cứu chứng minh gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm. Chẳng những vậy, nghệ còn có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành chảy máu và đỏ lợi.

Làm gì để ngăn ngừa viêm lợi?

Cách hiệu quả nhất để đối phó với viêm lợi là phòng ngừa bệnh xuất hiện.Bạn cần tuân thủ các bước sau:

Đánh răng thường xuyên và đúng cách: Đánh răng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Khi đánh, chú ý đánh theo chiều dọc hoặc xoay tròn để lấy sạch thức ăn thừa cũng như mảng bám. Không đánh theo chiều ngang vì dễ làm hỏng men răng. Bên cạnh đó, nên chọn loại bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương mô xung quanh răng, có thể gây viêm nướu.

Dùng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn: Chỉ nha khoa sẽ loại bỏ thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng – mầm mống của mảng bám và cao răng gây viêm lợi. Khi sử dụng, hãy nhẹ nhàng kẻo làm chảy máu nướu.

Súc miệng sau khi đánh răng: Đây là bước sau cùng trong chu trình chăm sóc răng miệng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già sẽ giúp đánh bay các hạt thức ăn, đồng thời trung hòa vi khuẩn trong miệng và giảm các dấu hiệu sớm của viêm nướu.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ dưỡng chất sẽ tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp nướu săn chắc hơn. Đặc biệt, đừng quên bổ sung đủ vitamin C và canxi – hai chất dinh dưỡng có tác dụng giảm thiểu khả năng tình trạng sưng nướu.

Giảm căng thẳng: Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất, mức độ căng thẳng cao sẽ ảnh hưởng tới nồng độ hormone, nhất là hormone cortisol – loại hormone có thể dẫn đến viêm và sưng nướu. Hãy cố gắng giảm áp lực và căng thẳng cho bản thân ở mức độ thấp nhất có thể.

Cuối cùng, nếu bạn bị viêm lợi và không chắc tình trạng của mình nhẹ hay nặng, đừng ngần ngại đi khám. Các nha sĩ giàu kinh nghiệm tại Nha khoa Hải (Hải Dental Clinic) sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và thực hiện dịch vụ điều trị viêm lợi phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm