Chi phí của các loại niềng răng trên thị trường

Chi phí của các loại niềng răng trên thị trường

Với mong muốn có được nụ cười tự tin cùng hàm răng trắng đều, nhiều người tìm đến giải pháp niềng răng. Trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này, bạn cần tìm hiểu kỹ về các loại niềng, các bước niềng cũng như chi phí cho một dịch vụ niềng răng.

Niềng răng là phương pháp tác động lực lên răng nhằm dịch chuyển vị trí của chúng. Theo Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ (ADA), quá trình niềng răng nên bắt đầu ở độ tuổi 9-14, song ngày càng có nhiều người trưởng thành chọn giải pháp này để khắc phục tình trạng mất thẩm mỹ của răng miệng. Vậy niềng răng giá bao nhiêu tiền?

4 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng.

1. Các loại niềng răng và chi phí

Chi phí niềng răng sẽ dao động tùy thuộc vào loại niềng răng mà bạn lựa chọn, chẳng hạn như:

Niềng răng mắc cài kim loại

Giá niềng răng mắc cài kim loại khá phải chăng do mắc cài được làm bằng thép không rỉ và khá bền nên được nhiều người lựa chọn. Khi chọn loại niềng này, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc không đến nha sĩ để được chăm sóc định kỳ, răng sẽ rất dễ bị đổi màu sau khi tháo niềng.

Niền răng mắc cài kim loại.

Chi phí trung bình của một ca niềng răng kim loại là 14.000.000 – 35.000.000 đồng cho 2 hàm.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài làm bằng sứ nên tiệp với màu răng của bạn, khó phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Phương pháp niềng này mang tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của niềng răng mắc cài sứ là dễ gãy.

Chi phí cho một ca niềng răng mắc cài sứ là 25.000.000 – 40.000.000 đồng cho 2 hàm.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Mắc cài niềng răng được đeo vào mặt trong của răng nên nếu nhìn trực diện sẽ không thể thấy. Phương pháp này có giá cao hơn so với niềng răng kim loại cũng như mắc cài sứ, đòi hỏi chuyên môn của bác sĩ thực hiện cực kỳ cao. Nhược điểm của niềng răng mắc cài mặt trong là cản trở lưỡi. Vì thế, nó có khả năng gây ra vấn đề về giọng nói và chấn thương lưỡi.

Chi phí của niềng răng mắc cài mặt trong dao động từ 50.000.000 – 70.000.000 đồng cho 2 hàm.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài.

Chi phí cho một ca niềng răng không mắc cài khá cao, từ 80.000.000 – 120.000.000 đồng cho 2 hàm.

Khi chọn loại niềng này, bạn không cần đeo mắc cài mà thay vào đó là các khay niềng ôm sát vào răng. Thế nên, hầu như không ai phát hiện được bạn đang đeo niềng. Đây được xem là phương pháp hiện đại, chỉ được thực hiện bởi các nha sĩ giàu kinh nghiệm.

2. Vấn đề nha khoa

Tình trạng răng miệng của bạn trước khi niềng quyết định rất nhiều đến chi phí bạn cần bỏ ra. Đôi lúc bạn cần phải trám răng, cạo vôi răng, làm sạch tủy răng… rồi mới được gắn mắc cài. Cá biệt có một số trường hợp phải nhổ răng hoặc bọc sứ, khiến chi phí cho một ca niềng bị đội lên cao.

Sau khi tháo mắc cài, có thể bạn sẽ phải đeo hàm duy trì để giữ cho răng không dịch chuyển về vị trí ban đầu. Có nhiều loại hàm duy trì như hàm duy trì dạng tháo lắp (bằng khay nhựa trong suốt hoặc kim loại), hàm duy trì cố định. Một số cơ sở nha khoa miễn phí cho bạn chi phí làm máng duy trì, còn thông thường giá của nó dao động từ 800.000 – 1.200.000 đồng.

3. Thời gian đeo niềng

Niềng răng trong bao lâu cũng là mối quan tâm số một khi thực hiện phương pháp này. Bạn đeo niềng càng lâu, đồng nghĩa với phải ghé qua nha sĩ nhiều lần để kiểm tra định kỳ, chi phí cho một ca niềng răng càng cao. Thời gian điều trị trung bình là 23 tháng, nhưng bạn có thể mất nhiều thời gian hơn trong trường hợp xương hàm của bạn cứng, răng khó dịch chuyển… Khoảng 1 tháng 1 lần, bạn cần tái khám theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.

4. Nha sĩ

Tay nghề của nha sĩ quyết định rất lớn đến kết quả sau quá trình niềng răng. Chính vì thế, nếu bạn đề nghị một người nha sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực hiện phương pháp niềng răng cho mình, đương nhiên giá thành sẽ cao hơn bình thường. Do đó, bạn cần cân nhắc về tình hình tài chính của bản thân trước khi quyết định chọn nha sĩ nào, loại niềng răng gì… nhằm có được nụ cười rạng rỡ như mong muốn.

Nên chọn loại niềng răng nào mới tốt?

Mỗi loại niềng răng đều có ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn như, niềng răng không mắc cài được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ như chi phí quá đắt đỏ. Trong khi đó, niềng răng kim loại có chi phí “dễ chịu” hơn nhưng lại kém thẩm mỹ và gây ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như chăm sóc răng miệng. Vì vậy, có thể nói rằng loại niềng răng tốt nhất là loại phù hợp với bạn nhất.

Như vậy, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham vấn kỹ lưỡng với nha sĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Hiện nay, Nha khoa HẢI (Hải Dental Clinic) là một trong những cơ sở nha khoa uy tín về chất lượng niềng răng. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn và gia đình sở hữu hàm răng thẳng đều, khỏe mạnh như mong muốn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đến phòng khám Nha khoa Hải Dental Clinic để nhận được kiểm tra và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm