Khi nào thì All-on-4 là lựa chọn tốt nhất?

Khi nào thì All-on-4 là lựa chọn tốt nhất?

5 yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch điều trị All On 4

Cách đây 5 đến 10 năm, hầu hết bệnh nhân đều không biết rằng All on 4 — cầu răng implant cố định toàn hàm — tồn tại. Ngày nay, bệnh nhân thường yêu cầu phương pháp điều trị này nhưng liệu nó có luôn đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn không? Mỗi trường hợp liên quan đến cấy ghép implant là khác nhau, và điều quan trọng là các bác sỹ phải đánh giá năm yếu tố này trước khi bạn đưa ra khuyến nghị cuối cùng cho điều trị All-on-4.

Điều trị cấy ghép implant nha khoa không có quy tắc mà chỉ có hướng dẫn. Mọi trường hợp đều khác nhau. Bác sĩ lâm sàng phải hiểu biết rộng về các yếu tố riêng biệt của từng bệnh nhân, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho cá nhân đó. Cấy ghép implant thường có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sai lệch răng, sai khớp cắn, bệnh nha chu, kích thước của khoảng trống cần phục hồi và ngân sách của bệnh nhân…

Điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng phải đánh giá các yếu tố này và lắng nghe mong muốn của bệnh nhân trước khi đưa ra kế hoạch điều trị. Mặc dù những yếu tố này cũng phải được xem xét đối với những bệnh nhân hoàn toàn phù hợp, nhưng với mục đích của bài viết này, tôi sẽ đề cập đến những trường hợp chỉ dành cho những bệnh nhân có mất gần hết răng và những người đang cân nhắc nhổ bỏ hết chúng để điều trị cấy ghép implant toàn hàm All On 4.

Cầu răng cấy ghép cố định toàn hàm — thường được gọi là All-on-4 (hình 1) —đang chiếm lĩnh lĩnh vực nha khoa như vũ bão. Những cầu răng này thường được hỗ trợ bởi bốn đến sáu implant nha khoa, được chế tạo từ các vật liệu như acrylic kết hợp với titan, zirconia nguyên khối và sứ trên khung sườn kim loại cobalt-crom. Phương pháp này thường được báo giá trọn gói để đơn giản hóa việc giải trình cho mỗi trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó một số cơ sở quảng bá All-on-4 với bệnh nhân của họ rằng đây là lựa chọn điều trị tốt nhất cho những ca khó cứu chữa.

Cầu răng cấy ghép cố định toàn hàm — thường được gọi là All-on-4.

Hình 1: Cầu răng cấy ghép cố định toàn hàm — thường được gọi là All-on-4

Liệu All On 4 luôn đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân không? Có thật sự cầu răng cấy ghép cố định toàn hàm All On 4 luôn tuyệt vời? Trường hợp nào chúng sẽ gây trở ngại? Đây là một đề tài rất dài và phức tạp nhưng chúng tôi tạm tóm tắt sơ lược năm yếu tố mà các bác sỹ thường xuyên gặp phải trong quá trình thực hành All on 4 :

Vấn đề về giao tiếp, phát âm, giọng nói.

Khó thích ứng với độ dày cồng kềng của cầu răng All On 4.
Giảm cảm nhận lực nhai
Khớp cắn
Nguy cơ sâu răng cao
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng khía cạnh này để xem từng khía cạnh có thể ảnh hưởng đến việc cân nhắc điều trị như thế nào.

Vấn đề về giao tiếp, phát âm, giọng nói

Các vấn đề về giao tiếp, phát âm là mối quan tâm lớn của bệnh nhân. Đối với chúng tôi, những gì có vẻ là một sai sót nhỏ trong giọng nói có thể trở thành mối quan tâm lớn đối với bệnh nhân All-on-4. Các trụ implant nâng đỡ cầu răng cần đảm bảo kích thước dọc và ngang để chịu lực. Kích thước dọc thay đổi tùy vào các vật liệu phục hình khác nhau, nhưng hầu hết các cầu răng đều yêu cầu chiều cao từ 15 mm trở lên. Do đó, các bác sĩ lâm sàng buộc phải thay thế nhiều hơn thể tích của những chiếc răng bị mất để đạt được kích thước tối thiểu này. Chúng ta phải thường phải thay thế khối lượng xương và mô mềm, ngay cả khi nó khỏe mạnh. Kết quả là phần cầu răng tiếp giáp với mô mềm sẽ cồng kềnh hơn so với thể tích xương và mô mềm ban đầu mà nó thay thế (hình 2).

Hình 2 – Phần cầu răng tiếp giáp với mô mềm sẽ cồng kềnh hơn so với thể tích xương và mô mềm ban đầu.
Do đó, điều này có thể ảnh hưởng đến cách phát âm như “D,” “T” và “N”, khi lưỡi tiếp xúc khẩu cái cứng với răng cửa trung tâm để tạo thành âm thanh (hình 3).

(1) Tương tự như vậy, khối lượng ngang ở phía sau có thể ảnh hưởng đến âm “S”, nơi các đường viền bên của lưỡi bùng lên khi tạo ra âm thanh. Điều này có thể dẫn đến việc nói ngọng.

Bệnh nhân All on 4 cần hiểu rõ và chấp nhận điều này. Họ có thể luyện tập lại lưỡi theo thời gian nhưng đây hẳn là vấn đề đáng lo của đa số bệnh nhân. Nếu giao tiếp ngôn ngữ là một mối quan tâm lớn, bác sĩ lâm sàng phải chuẩn bị để đưa ra các phương pháp điều trị thay thế truyền thống, chẳng hạn như một kế hoạch giữ lại những răng khỏe và thay thế răng mất bằng cầu nhịp ngắn hoặc cấy ghép implant riêng lẻ. Trường hợp răng đã hư hỏng nặng, cần phải nhổ bỏ hết toàn hàm, có thể làm cầu răng toàn hàm implant truyền thông, chỉ để thay thế cấu trúc răng bị mất. Tuy nhiên, điều này thường sẽ phải cấy ghép nhiều trụ hơn, ghép xương và phục hình đắt tiền hơn, vì vậy bệnh nhân sẽ cần chuẩn bị cho thời gian và chi phí điều trị bổ sung.

Khó thích ứng với đôi dày cồng kềng của cầu răng All On 4

Ngoài việc cầu răng kềnh càng ảnh hưởng đến cách phát âm, thì bệnh nhân có thể rất khó thích nghi về mặt tâm lý vì cảm giác lạ do cầu All-on-4 mang lại. Họ đã quen với cảm giác chuyển đổi từ mô nướu sang răng. Với cầu răng All-on-4, bệnh nhân cảm nhận được mô mềm thật và sau đó là mô nướu giả (phần mô nướu giả của cầu răng) trước khi chuyển sang răng. Đây có thể là một vấn đề lớn đối với một số bệnh nhân, và đáng buồn là họ thường nhận ra điều này sau phẫu thuật sau khi ở giai đoạn lành thương. Đến khi đó, mọi thứ đã quá muộn chúng ta không thể làm gì để đưa họ trở lại hiện trạng như trước đây để quay lại cảm giác tự nhiên như trước đây nữa!!!

Tôi khuyên bạn nên có các cuộc trò chuyện chi tiết và thỏa hiệp điều này trước khi hoàn thành kế hoạch điều trị để bệnh nhân tránh bị bất ngờ. Tôi cho bệnh nhân xem mô hình All-on-4 và sau đó là mô hình cầu truyền thống (họ sẽ hiểu ngay cả khi dùng mẫu hàm) (hình 4 và 5). Nếu khách hàng cân nhắc về sự bất tiện, thì họ nên xem xét các phương pháp cầu răng truyền thống chỉ thay thế răng mất. Để giảm thiểu sự cồng kềnh trong phục hình, theo cả chiều dọc và chiều ngang, nhiều khả năng sẽ cần cấy ghép nhiều implant hơn, ghép xương nhiều hơn để hỗ trợ giảm nhịp cầu răng và tránh nguy cơ gãy. Các khoảng phục hình có thể cần được rút ngắn và implant sẽ được đặt lùi ra sau, điều này có thể dẫn đến việc phải ghép xương, chi phí cao hơn và thời gian điều trị lâu hơn. Bệnh nhân có thể lựa chọn cầu All-on-4 sau khi được tư vấn do chi phí thấp hơn và giảm thời gian điều trị. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi bệnh nhận có nhiều phương án để lựa chọn và biết về các hạn chế trước khi điều trị, họ có nhiều khả năng sẽ chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào.

Cầu răng All On 4 và Cầu răng truyền thống.

Cầu răng All On 4 và Cầu răng truyền thống.

Giảm cảm nhận lực nhai

Đây là một vấn đề lớn mà thường cả bác sỹ và bệnh nhân hay bỏ qua, xem nhẹ hoặc không quan tâm khi đề xuất phương pháp điều trị All On 4. Răng tự nhiên thì có mô nha chu, có trong dây chằng nha chu, làm cho răng nhạy cảm với lực thấp. Nghĩa là bạn có thể cảm nhận ngay được là bạn đang nhai với lực nhai nhẹ nhất do đó hiệu quả nhai cao. Trụ implant không có dây chằng nha chu, và cần một lực nhiều hơn khoảng 10 lần để bệnh nhân cảm nhận được như răng thật. Cảm nhận sau khi cấy ghép implant tương tự như trường hợp răng bị ảnh hưởng bởi gây tê cục bộ. Có nghĩa là bệnh nhân sẽ khó có thể nhận biết các điểm tiếp xúc khớp cắn trước hoặc quá mức. Chúng có thể tạo ra lực cắn quá mức do thiếu thụ cảm lực. Bệnh nhân làm phục hình All-on-4 có nhiều khả năng cắn quá mức, phải dùng lực nhai mạnh hơn rất nhiều nhưng hiệu quả nhai lại kém hơn so với răng thật hay so với những bệnh nhân làm phục hình nhưng vẫn còn một số răng thật, điều này có thể dẫn đến gãy răng của phục hình All On 4 hoặc tiêu xương (hình 6).

Gãy răng của phục hình All On 4 hoặc tiêu xương.

Gãy răng của phục hình All On 4 hoặc tiêu xương.

Các bệnh nhân All-on-4 của tôi gặp phải tình trạng răng sứt mẻ hoặc gãy vỡ tạm thời. Luôn cân nhắc lựa chọn phương pháp phục hình cầu răng truyền thống (có thể cứu được ít nhất một vài răng) nếu cả hai hàm đều cần được điều trị. Nếu điều này không thể thực hiện được, hãy cân nhắc điều trị theo từng giai đoạn bằng cách điều trị hàm trên trước khi còn những răng thật chống đỡ trong vài tháng đầu. Bạn có thể cần phải chỉnh sửa răng để cân bằng mặt phẳng khớp cắn. Việc cảm nhận hàm dưới sẽ giúp bệnh nhân tránh được lực cắn quá mạnh và học cách nhận biết những sai lệch về khớp cắn. Sau một vài tháng, bạn có thể điều trị hàm dưới. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thời gian để phát triển các cơ quan thụ cảm cơ học trong các mô xương – như cơ, khớp và màng xương – để hỗ trợ phản hồi. Cấy ghép hàm trên cũng sẽ được hưởng lợi từ thời gian lành thương kéo dài hơn để tăng khả năng tích hợp xương trước khi chịu tác động của lực có thể gây chấn thương của cầu răng trên implant đối diện.

Khớp cắn

Những thói quen rối loạn chức năng – chẳng hạn như tật nghiến răng và nhai không đều – có thể ảnh hưởng đến quyết định điều trị của bạn. Như đã thảo luận trong phần trước, răng thật có thể phát hiện lực dễ dàng hơn nhiều so với răng cấy ghép. Bao gồm một vài răng thật còn giữ lại theo kế hoạch điều trị của bạn có thể cho phép bệnh nhân cảm nhận lực và khớp cắn tốt hơn (hình 7), điều này sẽ làm tăng khả năng họ sửa đổi hành vi tiêu cực về vận động nhai và khớp cắn

Giúp bệnh nhân cảm nhận lực và khớp cắn tốt hơn.

Giúp bệnh nhân cảm nhận lực và khớp cắn tốt hơn.

Nếu cần thiết phải thay thế tất cả các răng bạn có thể cân nhắc việc đề xuất hàm tháo lắp có thanh kim loại hỗ trợ (hình 8). Về mặt kỹ thuật, đây vẫn là một quy trình All-on-4, nhưng nó có thể thay đổi quan niệm của bệnh nhân về cầu cố định. Tôi sử dụng hàm tháo lắp trên thanh kim loại cho những bệnh nhân nghiến răng mạnh. Hàm tháo lắp có thể được gỡ ra vào ban đêm và được thay thế bằng một khay chống nghiến được bào phẳng gắn vào thanh để giữ lại. Điều này giúp bảo vệ phục hình cuối cùng và giảm áp lực trên trụ cấy ghép và xương hỗ trợ.

bạn có thể cân nhắc việc đề xuất hàm tháo lắp có thanh kim loại hỗ trợ.

Nguy cơ sâu răng cao

Đây là một tình huống quá phổ biến, ví dụ một bệnh nhân đến khám tại Nha Khoa HẢI với tình trạng: Hàm trên đã bị mất hết răng hàm trên và hiện đang mang một hàm răng giả tháo lắp toàn hàm hoặc một cầu răng All-on-4 hàm trên — và răng hàm dưới thì bị sâu và mất vài răng. Bệnh nhân muốn làm cầu cố định All-on-4 hàm dưới. Câu hỏi đặt ra cho tôi là: Tôi có nên bảo tồn răng cho bệnh nhân, trám, phục hồi và gìn giữ lại toàn bộ răng thật , thay thế các răng bị mất bằng phươn pháp cầu răng implant truyền thống hay tôi sẽ nhổ hết răng đi và làm All On 4 theo yêu cầu của bệnh nhân không? Những rủi ro và lợi ích là gì?

Đây là những quan điểm của tôi: Nếu các răng thật bị lung lay nhẹ và hầu như còn nguyên vẹn , hoặc bị sâu răng, bệnh nha chu có thể cứu được thì (có lẽ một cái cần bọc mão sứ và một cái cần trám răng, điều trị nha chu, lấy tủy răng…), thì tôi sẽ cân nhắc việc cứu chúng vì nguy cơ phát triển thêm bệnh nha chu hoặc hư hỏng do sâu răng có thể ít hơn nguy cơ gãy phục hình hoặc làm hỏng phức hợp implant / xương do nhai quá mạnh hoặc rối loạn chức năng nếu nhổ chúng đi hết để làm hàm All On 4. Và trong trường hợp này, tôi yêu cầu bệnh nhân cải thiện việc chăm sóc tại nhà, đến gặp nha sĩ thường xuyên hơn và giảm đáng kể lượng đường nạp vào cơ thể.

Tuy nhiên, nếu điều này thật quá sức bệnh nhân. Nguy cơ mất những chiếc răng này do sâu răng trong một tương lai không xa có thể vượt quá nguy cơ gãy hoặc tiêu xương phục hình. Có thể cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân này là sử dụng phương pháp phục hình tháo lắp trên thanh kim loại All-on-4 hoặc cầu răng All On 4. Ngoài khả năng giảm bớt áp lực, phương pháp điều trị này sẽ phù hợp với một quy trình vệ sinh răng miệng được đơn giản hóa. Bạn sẽ muốn dành nhiều thời gian cho bệnh nhân này trước khi đưa ra quyết định điều trị cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm