Những cách điều trị sâu răng tận gốc

Những cách điều trị sâu răng tận gốc

Chỉ khi bạn có thói quen đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ, nha sĩ mới có thể phát hiện sớm tình trạng sâu răng. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi biết mình có răng bị sâu, nha sĩ luôn có cách giúp bạn điều trị kịp thời và ngăn chặn hình thành những chiếc răng sâu mới. Qua bài viết sau, Nha khoa Hải (Hải Dental Clinic) giới thiệu bạn một số phương pháp trị răng sâu phổ biến tại phòng khám.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Sâu răng hình thành do sự kết hợp của 3 yếu tố: thực phẩm, vi khuẩn và men răng.

Theo thời gian, sự tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường khiến miệng tiết ra axit bào mòn răng và làm suy yếu men răng. Từ đó, các vi khuẩn có điều kiện tích tụ và phát triển, tạo thành các mảng bám, ngày càng phá hủy lớp men răng và nặng nhất là xâm nhập vào tủy răng, gây ra tình trạng răng sâu vào tủy.

Sâu răng sẽ hình thành nên các lỗ hổng bên trong răng. Ban đầu, các vết sâu răng sẽ nhỏ và dần trở lên lớn hơn khi bạn không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, sâu răng khi mới hình thành thường không gây bất kỳ cảm giác đau đớn, khó chịu nào để bạn có thể dễ dàng nhận ra.

Nếu không sớm điều trị, sâu răng có thể phát triển thành các biến chứng như viêm tủy răng, viêm nha chu,… khiến răng đau nhức, khó chịu, thậm chí là mất răng.

Triệu chứng của sâu răng
Các triệu chứng sâu răng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và vị trí của chúng, bao gồm:

Răng trở nên nhạy cảm hơn
Đau răng mà không rõ nguyên nhân
Đau khi cắn mạnh hay khi ăn, uống đồ quá nóng hoặc lạnh
Nhìn thấy lỗ hổng ở trên răng
Nhìn thấy các vết màu đen hoặc trắng trên bề mặt răng.

Nguyên nhân gây ra sâu răng

Mọi người đều có vi khuẩn tồn tại ở trong miệng. Sau khi ăn hoặc uống các thực phẩm có đường, vi khuẩn ở trong miệng sẽ chuyển hóa đường tạo thành axit.

Mảng bám sẽ hình thành trên răng ngay sau khi bạn tiêu thụ những thực phẩm nào có đường. Vì vậy, đánh răng thường xuyên, nhất là sau khi ăn xong rất quan trọng. Khi mảng bám ở trên răng, axit sẽ dần dần bào mòn men răng – một lớp phủ cứng bên ngoài giúp bảo vệ răng.

Khi men răng suy yếu, nguy cơ sâu răng sẽ tăng lên đáng kể. Mọi người đều có khả năng bị sâu răng nhưng một số người có nguy cơ cao hơn như:

Dùng quá nhiều thức ăn và đồ uống có đường hoặc có tính axit
Thói quen vệ sinh răng miệng kém, chẳng hạn như không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa thường xuyên
Không cung cấp đủ fluor cho răng
Khô miệng dẫn đến thiếu nước bọt, không làm sạch hết thức ăn thừa và mảng bám dính trên răng
Sâu răng thường phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên hay người lớn tuổi dùng nhiều loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt, gây tăng nguy cơ sâu răng
Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn hay cuồng ăn
Bệnh trào ngược dạ dày khiến axit dạ dày ợ lên miệng và làm mòn men răng.
Sâu răng thường phát triển dễ dàng ở răng hàm do có những khe hở nhỏ giữa các răng này, khiến các phần thức ăn nhỏ bị sót dính lại. Ngoài ra, những răng này khó dùng chỉ nha khoa và đánh răng hơn.

Tác hại của sâu răng

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Sâu răng gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, nhất là khi ăn uống. Ở giai đoạn nặng hơn có thể khiến bạn mất ngủ vì cơn đau dai dẳng. Nếu để răng sâu vào tủy, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng, khiến cơn đau trở nên nặng hơn, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và các bộ phận khác, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ảnh hưởng đến ngoại hình: Răng sâu tạo ra những lỗ màu nâu đen trên bề mặt răng làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Ngoài ra, sâu răng còn gây ra mùi hôi miệng, làm sưng má, miệng khiến bạn kém tự tin và ngại giao tiếp với người khác.

Biến chứng khi không điều trị sâu răng

Sâu răng có thể khiến bạn gặp nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:

Đau răng kéo dài
Áp xe răng, nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như nhiễm trùng máu
Hình thành mủ xung quanh răng sâu
Tăng nguy cơ gãy, sứt, mẻ răng
Khó khăn khi nhai thức ăn

Những cách chữa sâu răng tại nhà

Gừng và tỏi
Tính sát khuẩn và kháng viêm của gừng và tỏi rất phù hợp để loại trừ vi khuẩn gây sâu răng, giúp sâu răng không trở nặng thêm. Bạn nghiền nát tỏi và gừng rồi trộn với một ít muối, sau đó đắp lên vị trí răng bị sâu. Áp dụng cách này lâu dài sẽ chữa sâu răng hiệu quả.

Bạc hà
Súc miệng với nước bạc hà là một cách hiệu quả để diệt khuẩn, giảm đau mà còn đem lại hơi thở thơm mát. Ngâm lá bạc hà khô trong nước sôi khoảng 20-30 phút. Sử dụng nước bạc hà để súc miệng đều đặn hằng ngày.

Muối
Vật liệu đơn giản có thể tìm thấy ở mọi nhà đóng vai trò làm sạch răng miệng cũng như chữa răng sâu rất hiệu quả. Đun sôi 1 lít nước và 1 gram muối tinh. Súc miệng nước muối hàng ngày để giảm đau do sâu răng, đồng thời diệt khuẩn và giảm viêm nhiễm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cần lưu ý rằng những phương pháp chữa răng sâu từ nguyên liệu tự nhiên chỉ có thể mang tác dụng giảm đau, làm sạch răng miệng và giúp hạn chế sự ăn mòn của sâu răng. Bạn vẫn cần phải trị sâu răng tận gốc thì mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.

Các phương pháp điều trị sâu răng tận gốc

Nếu bạn có những triệu chứng gây khó chịu như răng trở nên nhạy cảm hay đau răng, hãy trình bày với nha sĩ. Sâu răng có thể được phát hiện qua việc kiểm tra khoang miệng nhưng cũng có trường hợp bạn cần chụp X-quang răng để nhìn thấy được toàn bộ dấu vết sâu răng.

Một số phương pháp điều trị sâu răng tùy theo mức độ nghiêm trọng:

Điều trị sâu răng giai đoạn đầu
Chất fluoride có tác dụng ngừa sâu răng bằng cách làm chậm quá trình suy nhược men và đẩy mạnh quá trình bù khoáng tự nhiên. Khi nha sĩ phát hiện sâu răng mới đang ở giai đoạn đầu, việc điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục men răng và ngăn ngừa sâu răng phát triển thêm. Bạn có thể điều trị bằng fluoride qua nguồn nước, kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluoride.

Trám răng
Trám răng là một phương pháp thường được áp dụng khi răng sâu chưa nhiều. Dịch vụ trám răng sẽ bao gồm các bước: sử dụng dụng cụ chuyên dùng để loại bỏ phần răng sâu và trám lỗ hổng trên răng bằng vật liệu trám (hỗn hợp bạc, vàng hoặc nhựa composite,..)

Tìm hiểu thêm về Quy trình trám răng

Bọc mão răng
Đối với trường hợp sâu răng khá nghiêm trọng, nha sĩ sẽ sử dụng biện pháp bọc răng sứ để chụp lên trên răng tự nhiên đã bị tổn thương. Quy trình bọc răng sứ để điều trị sâu răng gồm các bước:

Làm sạch sâu răng
Mài cùi răng và lấy dấu răng để tạo mão sứ.
Bọc răng sứ không chỉ khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng răng y như răng thật mà còn mang tính thẩm mỹ cao do men sứ trắng sáng tự nhiên.

Điều trị tủy răng
Khi sâu răng nặng và gây tổn thương đến các dây thần kinh bên trong răng, nha sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng để giữ lại răng cho bạn. Quá trình này sẽ loại bỏ các mô thần kinh, mạch máu và những mô răng bị sâu. Tiếp đó, nha sĩ kiểm tra mức độ nhiễm trùng và bôi thuốc vào chân răng nếu cần thiết. Cuối cùng, răng được trám kín lại hoặc bọc một mão răng giả.

Nhổ răng sâu
Đối với những chiếc răng bị sâu không thể cứu chữa được nữa, nha sĩ sẽ buộc phải nhổ răng để không làm ảnh hưởng đến khu vực chung quanh. Mất răng có thể gây ra tình trạng răng xô lệch và tiêu xương hàm, do đó bạn nên lựa chọn trồng răng giả để thay thế chiếc răng này.

Phòng ngừa tình trạng sâu răng

Bạn có thể giảm nguy cơ bị sâu răng bằng những thói quen đơn giản sau:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng có chứa fluoride
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa bám trên răng ít nhất 1 lần/ngày
Hạn chế các thực phẩm có đường và axit như kẹo, nước trái cây, soda và carbohydrate tinh chế
tránh thức ăn tinh bột

Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn chính trong ngày
Theo dõi vết trám răng thường xuyên.
Ngoài ra, một số thực phẩm có thể giúp bạn chống lại sâu răng như:

Trái cây và rau quả nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu canxi
Trà xanh hoặc trà đen không đường
uống trà xanh ngừa sâu răng

Nước có chứa fluor
Kẹo cao su không đường.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đến nha sĩ ít nhất hai lần mỗi năm để kiểm tra răng miệng thường xuyên. Việc này giúp bạn điều trị kịp thời khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong khoang miệng, đề phòng các vấn đề nha khoa trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm