Phương pháp điều trị hiệu quả khi bị gãy răng

Phương pháp điều trị hiệu quả khi bị gãy răng

Gãy răng không phải là vấn đề có thể xem nhẹ và chẳng hề hiếm gặp. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần nếu trì hoãn việc tìm đến nha sĩ hoặc không có biện pháp điều trị kịp thời.

Răng bị gãy ảnh hưởng như thế nào?

Khi một chiếc răng bị gãy hoặc bị mẻ, bạn có thể có hoặc không cảm thấy đau. Ngoài ra, dây thần kinh bên trong răng cũng dễ bị tổn thương.

Khi các đầu dây thần kinh trong ngà răng tiếp xúc với không khí hoặc với những thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Cảm giác đau đớn sẽ kéo dài hoặc bất chợt trở nên nghiêm trọng hơn những lúc bạn thực hiện những hành động gây áp lực lên răng chẳng hạn như nhai, súc miệng với nước sát khuẩn…

Những trường hợp gãy răng

Có nhiều dạng gãy răng khác nhau, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hướng điều trị sẽ thay đổi, từ gãy răng nhẹ đến gãy răng nặng:

Gãy răng nhẹ
Vết nứt nhỏ: Đây chỉ là những vết rạn ảnh hưởng đến bề mặt răng và hiếm khi cần biện pháp điều trị quá đặc biệt. Tuy nhiên, nha sĩ có thể đánh bóng nhẹ khu vực này để làm phẳng.
Răng mẻ phần chóp: Tình trạng răng mẻ phần đầu không phải lúc nào cũng cần điều trị.
Răng bị gãy: Những vết vỡ này ảnh hưởng đến bề mặt gai nhọn của răng. Chúng thường không tác động đến tủy hoặc gây đau.

Gãy răng nặng

Vết nứt lớn: Dạng tổn thương này ảnh hưởng đến toàn bộ răng, từ bề mặt cho đến dây thần kinh. Nhìn vẻ ngoài, răng vẫn ổn nhưng các vết nứt sẽ dần lan rộng ra.
Răng bị gãy ngang: Vết gãy răng này đi đủ sâu để khiến dây thần kinh lộ ra. Chúng hầu như luôn khiến răng bị tổn thương và trở nên nhạy cảm. Thông thường, phần răng bị vỡ sẽ chảy máu.
Răng bị tách đôi: Răng bị tách đôi có nghĩa là răng bị chia theo chiều dọc thành hai phần riêng biệt. Trong một số trường hợp, khi một chân răng không thể giữ lại được, bạn sẽ cần phải nhổ răng.
Răng gãy dọc và tách gốc: Những vết nứt này bắt đầu từ chân răng và kéo dài lên phía trên bề mặt nhai. Chúng thường gây đau đớn vì khu vực xung quanh tủy có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng.
Răng bị gãy do sâu răng: Khi mắc phải trường hợp này, răng sẽ bị vỡ do suy yếu từ bên trong. Nha sĩ sẽ đánh giá mức độ và đề xuất cách phục hồi răng tốt nhất.

Phương pháp điều trị khi bị gãy răng

Gãy răng nhẹ
Trám răng: Nếu còn lại khoảng một nửa phần thân răng thật, nha sĩ có thể trám răng để hồi phục phần bị gãy. Tuy nhiên, khả năng ăn nhai sẽ giảm đi do miếng trám không tồn tại được lâu.
Bọc răng sứ: Nếu phần răng thật còn khoảng từ 1/3 đến 1/2 răng, có thể mài mòn đi để làm trụ bọc răng sứ. Độ bền răng sứ cao hơn và góp phần khôi phục khả năng ăn nhai tốt hơn.
Gãy răng nặng
Với tình trạng răng gãy nặng như gãy ngang, bạn sẽ cần phải điều trị tủy răng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Với trường hợp tệ nhất, bạn có thể phải nhổ răng và trồng răng giả thay thế. Các phương pháp trồng răng giả phổ biến bao gồm:

Cầu răng sứ: Nếu hai chiếc răng bên cạnh răng bị gãy vẫn còn chắc khỏe, nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp cầu răng sứ. Bằng cách mài mòn hai chiếc răng kề cận, nha sĩ sẽ đặt một cầu răng sứ để thay thế vào vị trí răng bị gãy. Tuy nhiên, phương pháp này không thể khắc phục tình trạng tiêu xương hàm.

Cấy ghép implant: Kỹ thuật này cấy một trụ implant để thay thế chân răng bị mất. Khớp nối abutment sẽ giúp liên kết trụ implant và mão sứ bên trên tạo thành một chiếc răng giả hoàn chỉnh với cấu tạo và màu sắc y hệt như răng thật. Trồng răng implant là một phương pháp rất được yêu thích khi phục hình răng.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm