Quy trình dán mặt sứ veneer cho nụ cười đẹp

Quy trình dán mặt sứ veneer cho nụ cười đẹp

Bạn mất tự tin mỗi khi cười vì sở hữu hàm răng không đều, bị đổi màu hoặc nứt? Dán răng sứ veneer là giải pháp dành cho bạn. Phương pháp này che được các lớp răng ngả màu, tạo cho răng vẻ trắng sáng tự nhiên. Không chỉ vậy, răng sứ veneer còn bảo vệ răng khỏi hư hại trước các tác nhân bên ngoài cũng như mang lại cho bạn nụ cười tự tin và rạng rỡ.

Răng sứ veneer được dùng trong trường hợp nào?

Hầu hết các vấn đề nha khoa thẩm mỹ đều có thể được giải quyết với veneer. Theo đó, nha sĩ dễ dàng thay đổi màu sắc, hình dạng, chiều dài răng cũng như khoảng cách giữa các răng. Mặt dán sứ veneer có thể hữu ích để khắc phục các trường hợp:

Răng bị mòn, sứt mẻ hoặc gãy.
Răng bị ố vàng hoặc đổi màu.
Răng không đều hoặc có hình dạng bất thường.
Khoảng cách giữa các răng khá xa.

Quy trình thực hiện dán sứ veneer

Quy trình dán răng sứ veneer cần ít nhất 3 buổi hẹn với nha sĩ. Tại Nha khoa Hải, bạn sẽ lần lượt trải qua các bước sau:

1. Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị:
Ở lần gặp đầu tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng để đảm bảo veneer hợp với bạn, đồng thời tư vấn cho bạn về những vấn đề bạn có thể gặp phải sau khi dán veneer. Nha sĩ cũng có thể chụp X-quang răng nhằm biết chính xác tình hình.

2. Chuẩn bị:
Để chuẩn bị cho việc dán răng, bác sĩ sẽ loại bỏ khoảng 1/2 milimet men khỏi bề mặt răng, sau đó thêm vào đó một lượng gần bằng với độ dày của veneer. Tiếp đó là quá trình tạo hình răng rồi gửi mô hình đến phòng thí nghiệm để làm miếng dán răng, mất ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, răng tạm sẽ được gắn vào để bảo vệ răng thật.

3. Gắn veneer:
Khi miếng dán đã sẵn sàng, nha sĩ sẽ đặt từng miếng lên răng của bạn để kiểm tra xem có vừa vặn hay không. Nếu không, họ phải cắt veneer để đạt được độ vừa vặn. Tiếp theo, trước khi được gắn veneer, răng cần được làm sạch, đánh bóng và làm nhám. Chất kết dính cement được đặt giữa răng và miếng dán, sau đó dùng ánh sáng để làm cứng cement này.

Nha sĩ có thể yêu cần bạn quay lại tái khám trong vòng một vài tuần sau. Việc làm này nhằm kiểm tra xem nướu của bạn phản ứng thế nào với sự hiện diện của veneer, cũng như xem veneer đã ở đúng vị trí hay chưa.

Điểm hạn chế của veneer là gì?
Bên cạnh những ưu điểm như khắc phục các vấn đề thẩm mỹ của răng, mang lại cho bạn nụ cười trắng sáng tự nhiên, dịch vụ mặt dán sứ veneer cũng có những nhược điểm:

Giá mặt dán sứ veneer tốn kém hơn so với răng nhựa composite.
Veneer thường không thể sửa chữa trong các trường hợp bị nứt hoặc sứt mẻ. Thế nên, việc bảo quản veneer sau khi gắn đòi hỏi sự kỳ công hơn.
Vì khi thực hiện dán veneer, men răng đã bị loại bỏ, vì thế răng có thể trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn, đồ uống nóng và lạnh.
Nhiều trường hợp, veneer được dán không tiệp màu với màu răng của bạn, và để khắc phục điều này khá khó khăn.
Tuy ít xảy ra nhưng veneer có thể bị bật và rơi ra. Để giảm thiểu khả năng này, bạn lưu ý không cắn móng tay, cắn đầu bút chì, nhai đá hoặc các vật cứng khác.
Sau khi dán veneer, răng vẫn có khả năng bị sâu. Do đó nếu được, bạn nên bao phủ toàn bộ răng bằng mão răng.
Veneer không phải sự lựa chọn tốt cho những người có răng không khỏe mạnh (chẳng hạn như bị sâu răng hoặc các bệnh về nướu), răng yếu hoặc không đủ lượng men trên bề mặt răng.

Không cắn móng tay sau khi dán sứ veneer.

Không cắn móng tay sau khi dán sứ veneer.

Chăm sóc răng miệng sau khi dán răng sứ

Để mặt dán sứ veneer bền lâu nhất, bạn nên chú ý một vài điều trong sinh hoạt thường ngày:

Tránh ăn các loại thực phẩm cứng như bánh mì nướng, các loại hạt, kẹo cứng…
Cắt nhỏ các thực phẩm trước khi ăn như táo, lê, socola
Không nên cắn móng tay sau khi dán veneer
Cẩn thận khi tham gia các hoạt động thể thao.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng hướng dẫn của nha sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm