Răng sâu vào tủy: Hậu quả của không điều trị sâu răng

Răng sâu vào tủy: Hậu quả của không điều trị sâu răng

Khi dấu vết sâu răng bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của nha sĩ để ngăn chặn quá trình phát triển và bảo vệ răng không bị tổn hại nghiêm trọng hơn nữa. Ở giai đoạn đầu, nha sĩ chỉ cần giải quyết sâu răng ở phần men răng một cách đơn giản.

Tuy nhiên, nếu bạn mãi chần chừ, không điều trị kịp thời, lỗ sâu răng sẽ tiến triển sâu vào bên trong đến tủy răng, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Sâu răng lan đến tủy sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và gây đau đớn, khó chịu, thậm chí bạn phải nhổ răng khi tình trạng quá trầm trọng. Vậy nên, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu răng sâu vào tủy, hãy đến Nha Khoa Hải càng sớm càng tốt để được chữa trị tủy hiệu quả.

Khái niệm răng sâu

Sâu răng là một quá trình tiến triển từ từ, trong đó vi khuẩn tích tụ ở miệng và hình thành axit làm suy yếu bề mặt răng. Axit này gây ra những lỗ nhỏ trên răng để vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào trong, gây nhiễm trùng ngày một nặng hơn.

Những giai đoạn đầu tiên khi sâu răng thường ít mang lại cảm giác đau, bạn sẽ không tự cảm nhận được răng mình có đang bị vi khuẩn tấn công hay không. Do đó, khám sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn có cơ hội phát hiện sâu răng sớm và ngăn chặn chúng tiến triển nhiều hơn.

Các giai đoạn sâu răng

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu các lớp cấu tạo nên một chiếc răng để có thể hiểu rõ từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến mức nào.

Một chiếc răng có cấu tạo ba lớp từ ngoài vào trong bao gồm: men, ngà và tủy răng.

Men răng: là lớp ngoài cùng của răng mà bạn nhìn thấy trực tiếp. Đây cũng là lớp cứng nhất với nhiệm vụ bảo vệ các cấu tạo bên trong răng.
Ngà răng: là một lớp màu vàng nằm dưới men răng. Ngà răng mềm và xốp hơn men răng khá nhiều, bên trong có nhiều ống nhỏ.
Tủy răng: là lớp trong cùng của một chiếc răng. Tủy là một mô mềm chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng cũng như giúp răng có cảm giác.
răng sâu vào tuỷ

Giai đoạn đầu: Tổn thương men răng
Men răng được cho là bộ phận cứng nhất trong cơ thể người. Chúng rất khó phá hủy nhưng trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn có thể tấn công và gây tổn hại đến men răng.

Đầu tiên, trên men răng sẽ xuất hiện những vết nhỏ màu nâu hoặc trắng. Sau đó, các vết này sẽ tiến triển thành những lỗ lớn hơn. Thông thường, những tổn thương giai đoạn đầu không phát hiện được bằng phương pháp chụp X-quang. Tuy nhiên, một nha sĩ có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên nghiệp sẽ dễ dàng nhận biết được răng đang bắt đầu sâu.

Giai đoạn 2: Sâu men răng
Khi men răng bị tổn thương sâu sẽ tạo thành những lỗ hổng lớn trên răng. Lúc này, chụp X-quang sẽ cho thấy mức độ tổn thương do sâu răng. Tình trạng sâu răng càng tiến sâu vào trong, bạn càng cảm thấy có cảm giác đau hay ê buốt răng.

Giai đoạn 3: Sâu vào ngà răng
Thông qua lỗ hổng trên men răng, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào bên trong ngà răng nếu bạn chưa đi điều trị. Tình trạng sâu răng dần trở nên nghiêm trọng vì ngà răng xốp nên tốc độ phát triển của vi khuẩn nhanh hơn. Bạn cần được điều trị sớm nhất có thể.

Thời điểm này, bạn sẽ có cảm giác đau răng nhẹ. Răng cũng trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 4: Răng sâu vào tủy
Khi vi khuẩn lan vào đến phần mềm bên trong răng, bạn sẽ bị răng sâu vào tủy và cần được điều trị ngay. Giai đoạn này làm cho bạn cảm thấy được các cơn đau đáng kể, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều.

Giai đoạn 5: Hình thành áp xe
Nếu nhiễm trùng vẫn không được điều trị, một ổ áp xe có thể hình thành ở cuối chân răng. Áp xe không thể tự lành và bạn cần đến sự can thiệp của nha sĩ để chữa trị tận gốc.

Nguy hiểm hơn, các vi khuẩn bên trong răng có thể lây lan sang những vùng xung quanh như xương hàm, khiến tai và cổ ở một bên bị ảnh hưởng. Một số trường hợp, sâu răng có thể tiến triển lên não, gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Thời điểm này, bạn sẽ đau răng dữ dội, cảm giác đau nhói, ê buốt ở răng, nướu thường xuyên xuất hiện. Bạn có thể mất ngủ vì cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn nằm xuống. Mùi vị khó chịu cũng xuất hiện trong miệng bạn.

Nguyên nhân gây răng sâu vào tủy

Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate, nước ngọt, nước uống đóng chai (không chứa florua).
Không có thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Sâu răng thường bắt đầu từ men răng, đặc biệt ở những khu vực dễ tích tụ mảng bám như các rãnh trên bề mặt răng, kẽ hở giữa các răng. Mảng bám này là kết quả của những thức ăn còn sót lại trong miệng một thời gian dài. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển và tạo ra axit gây suy yếu men răng.

Tình trạng sâu răng nếu lâu ngày không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ăn mòn mô răng, sâu dần vào trong tủy răng, gọi là răng sâu vào tủy, dẫn đến nhiễm viêm tủy răng.

Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy

Nhiều người thường không để ý đến các cơn đau răng, cũng như không có thói quen đến gặp nha sĩ thường xuyên cho đến khi tình trạng nặng mới bắt đầu điều trị sâu răng. Răng sâu đến tủy là giai đoạn có nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

Hãy đến nha khoa ngay nếu bạn phát hiện mình đang mắc phải những triệu chứng sau:

Đau răng kéo dài, xuất hiện từng cơn từ 10–15 phút, tùy thuộc vào mức độ sâu răng
Đau răng kèm theo nhức đầu, ê buốt ở những răng xung quanh
Uống thuốc giảm đau không còn có tác dụng
Ăn uống trở nên khó khăn, có cảm giác răng lung lay nhẹ khi sờ vào
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Khi răng đã sâu vào tủy, tình trạng răng đau nhức, khó chịu sẽ diễn ra dài ngày và ngày một trở nên nặng hơn.

Khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng do răng nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh, khiến cơ thể suy nhược, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng tủy răng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng, áp xe quanh chân răng, viêm cuống răng… lâu dần sẽ dẫn đến rụng răng vĩnh viễn.

Răng sâu vào tủy được điều trị như thế nào?

Khi răng sâu vào tủy, bạn thường phải điều trị lấy tủy răng để không phải nhổ bỏ răng. Khi đó, nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dùng để loại bỏ hết phần tủy đã bị tổn thương ra ngoài, làm sạch, hàn kín buồng tủy và trám lại để bảo đảm răng không bị tái nhiễm trùng.

Quy trình lấy tủy răng thường mất khoảng 2-4 ngày để hoàn thiện, tùy vào tình trạng của răng bị hư tủy.

Hiện nay, sau khi thực hiện dịch vụ chữa tủy răng, có hai phương pháp phổ biến giúp phục hình răng là trám răng thẩm mỹ và chụp mão răng giả bằng sứ hay kim loại.

Trám răng thẩm mỹ: sau khi buồng tủy được hàn kín bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng, khoảng trống còn lại được trám bằng công nghệ trám răng composite, inlay hay onlay giúp phục hồi hình dạng ban đầu cho răng. Phương pháp giúp phòng ngừa tình trạng sâu răng tái phát, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng nhai bình thường.
Chụp mão răng nhân tạo: nha sĩ có thể khuyên bạn nên chụp mão răng bằng sứ hoặc kim loại nếu răng thật đã yếu để bảo vệ răng tốt hơn. Mão răng sẽ được tạo hình dựa trên khuôn răng thật của bạn bằng công nghệ hiện đại để có độ thẩm mỹ cao. Mão răng cũng có độ bền và khả năng chịu lực tốt, đem lại cho bạn một hàm răng trông vô cùng tự nhiên.

Ngăn ngừa răng sâu vào tủy

Để ngừa răng sâu vào tủy, điều cần làm là thực hành thói quen chăm sóc răng miệng tốt như:

Đánh răng 2 lần/ ngày, chải răng nhẹ nhàng để không gây mòn chân răng.
Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ triệt để thức ăn còn bám vào răng.
Hạn chế các món ăn dầu mỡ, chứa nhiều đường và tinh bột. Tích cực ăn rau xanh, trái cây.
Kiểm tra và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị khi có bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào.

Có thể bạn quan tâm

Nhập từ khóa tìm kiếm